SƠ ĐỒ QUY TRÌNH XỬ LÝ VỎ QUẢ CÀ PHÊ THÀNH MÙN HỮU CƠ

CÁC BƯỚC ĐƯỢC TIẾN HÀNH NHƯ SAU

  1. Chuẩn bị nguyên liệu

          – Vỏ quả cà phê :

          –  Vôi bột:

          – Chế phẩm vi sinh vật của Vạn Xuân:

          – Đạm urê :

          – Supe lân :

          – Bạt, linong để che, phủ đống ủ

          – Phân gia súc, gia cầm (nếu có từ 1 – 2 tạ)

  1. Các bước tiến hành

  2. Chuẩn bị nguyên liệu ủ:

– Vỏ quả cà phê cần xử lý

– Lựa chọn địa điểm: Nên chọn địa điểm ủ thuận tiện.

– Chuẩn bị đủ lượng chế phẩm VSV và Đạm Ure, Supe lân vừa đủ cho khối lượng vỏ quả cà phê cần ủ và dụng cụ cần thiết như thùng chứa nước, ozoa, máy phun men…

  1. Thu gom vỏ quả cà phê:

– Vỏ quả cà phê được thu gom về nơi tập kết (có thể tận dụng thêm một số sản phẩm hữu cơ như: bèo tây, thân lá từ các sản phẩm nông nghiệp, phân chuồng…) để ủ cùng với vỏ quả cà phê sẽ làm cho thời gian ủ rút ngắn hơn.

– Tùy lượng nguyên liệu mà bố trí diện tích đủ để ủ, lượng chế phẩm hòa tan, phân hóa học NP cho hợp lý, 1.000 kg  vỏ quả cà phê cần một lượng chế phẩm men phân giải xelluloza và phân hóa học như sau:

+ Chế phẩm men phân giải xelluloza: 6 lít/1.000 kg vỏ quả cà phê

+ Đạm Ure: 1 kg/1.000 kg vỏ quả cà phê

+ Supe Lân: 3 kg/1.000 kg vỏ quả cà phê

+ Vôi bột:    15 kg/1.000 kg vỏ quả cà phê

  1. Tiến hành:

+ Dùng vôi bột trộn đều với vỏ quả cà phê với liều lượng là 15 kg/1.000 kg vỏ quả cà phê để làm giảm độ chua trước khí xử lý chế phẩm men vi sinh vật phân giải Xelluloza (làm tăng độ pH lên từ 5 – 6)

+ Chế phẩm được pha chế thành dạng dung dịch hòa tan, cứ 1kg men phân giải nguyên liệu hữu cơ pha với 30 lít nước sau đó dùng 6 lít để ủ cho 1.000 kg vỏ quả cà phê . Nồng độ của dung dịch có thể thay đổi tùy thuộc vào độ ẩm của vỏ quả cà phê, sao cho khi ủ độ ẩm đạt trên 80%.

+  Trải vỏ quả cà phê ở những nơi đã chọn, mỗi lớp vỏ quả cà phê  dày 20-25cm thì tưới một lượt chế phẩm men phân giải sau đó rắc mỏng Đạm Ure, Supe lân, cứ làm như vậy cho đến khi hết lượng vỏ quả cà phê cần ủ. Nếu có phân chuồng hoặc các loại thân lá của sản phẩm nông nghiệp khác thì bổ sung thêm vào để ủ cùng.

+ Sau khi đã ủ men xong, đống ủ phải được che đậy kín bằng bạt hoặc màng nilon để đảm bảo giữ nhiệt độ và độ ẩm. Bạt hoặc màng nilon che đậy đống ủ sẽ được sử dụng nhiều lần để tiết kiệm chi phí.

– Đảo trộn đống ủ: để làm cho các loại vi sinh vật phân bố đều trong đống ủ, tưới nước bổ sung để duy trì độ ẩm của đống ủ từ 80-85%, trộn đều giữa lượt trên và lượt dưới để đảm sự phân bố đồng đều của vi sinh vật, do đó cần đảo trộn 2 lần cụ thể như sau: lần 1 sau ủ 10 – 15 ngày, lần 2 cách lần 1 là 10 – 12 ngày.

– Ủ đến khi thấy vỏ quả cà phê hoai mục có mầu nâu đen, tiến hành phơi khô, nghiền nhỏ để chuẩn bị cho sản xuất phân hữu cơ vi sinh hoặc phối trộn với N,P,K với liều lượng vừa đủ để bón trực tiếp cho cây trồng.