QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ VI SINH VX

  1. THÀNH PHẦN CHÍNH ĐỂ SẢN XUẤT PHÂN HCVS VẠN XUÂN

    *  Hỗn hợp vi l­ượng VX: Cu, Zn, Mn, Bo, Mo…

    *  Men vi sinh vật phân giải Xelluloza

    *  Men vi sinh vật hữu ích (cố định đạm, phân giải lân).

    *  Các axit hữu cơ (Axit humic).

    *  Nguồn hữu cơ cao cấp (Bùn mía tro lò than bùn, các nguồn HC khác)

    *  Đạm, Lân, Kali.

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
  2.            chuẩn bị nguyên liệu hữu cơ

    + Bước 1. Chẩn bị nguyên liệu hữu cơ (Bùn mía, than bùn, phân bò…)

        – Mùn hữu cơ: Bã bùn mía, than bùn, phân bò, bã bùn mía, vỏ cà phê được khai thác hoặc thu mua được tập kết về nơi quy định. Tiến hành phơi cho đến độ ẩm 28 – 32% (nghiền mịn đối với than bùn trước khi ủ men còn các nguyên liệunhuw bã bùn mia, phân bò, vỏ cà phê… sau khi ủ men phân giải xelluloza mới tiến hành cho nghiền mịn). Các nguyên liệu hữu cơ được nghiền mịn với kích thước hạt từ 0,05- 0,1 mm sau nguyên liệu hữu cơ đó được đưa vào kho chứa mùn để chuẩn bị cho việc sản xuất phân bón HCVS.

   + Bước 2. Ủ men vi sinh vật phân giải xelluloza.

       – Chuẩn bị mặt bằng nơi ủ: Nơi ủ phải gần nơi chứa mùn hữu cơ để tiết kiệm công vận chuyển và công sức lao động.

      – Chuẩn bị thùng pha men, máy phun men hoặc thùng ôzoa, men phân giải, nguồn cấp nước sạch đủ để ủ cho khối lượng hữu cơ đã định.

      – Lấy đủ lượng men phân giải xelluloza đã được pha chế đã định để ủ cho 01 tấn thành phẩm, nếu ủ khối lượng lớn thì cứ theo công thức trên mà tính toán đủ cho khối lượng mùn cần ủ, khi ủ phải điều tiết độ ẩm của nguyên liệu ở độ ẩm 35%-50%.

       – Cách ủ như sau:

* Cho một lớp mùn dầy khoảng 15 – 20 cm xuống dưới sau đó tưới đều một lượt men phân giải lên trên, khi đã tưới xong lớp thứ nhất thì tiếp tục cho lớp thứ hai, cứ như vậy cho đến khi đống ủ hoàn tất việc ủ men.

* Đống ủ cần được vun cao và tạo khối lớn có kích thước rộng từ 2 – 3 m, cao từ 1-1,6 m, độ dài tùy thuộc vào mặt bằng của từng nhà máy để tiết kiệm diện tích ủ.

* Thời gian ủ men phân giải xelluloza cho nguyên liệu hữu cơ lần 1 từ 7 – 15 ngày. Sau khi ủ đủ thời gian thì tiến hành sàng để loại bỏ tạp chất, rồi chuyển vào kho chứa. Nếu nhu cầu của sản xuất phân bón và thời vụ chăm sóc cây trồng chưa gấp thì thời gian ủ có thể để lâu hơn.

  1. Sản xuất phân bón

      + Bước 1. Chuẩn bị đủ lượng mùn hữu cơ.

      Bã bùn mía, than bùn, phân bò, vỏ cà phê, bã bùn mía và các nguồn hữu cơ khác đã lên men đủ chín và khối lượng mùn hữu cơ cần sản xuất 1 tấn phân bón thực tế tại từng nhà máy sản xuất cụ thể.

      + Bước 2. Chuẩn bị đủ lượng N,P,K

     Căn cứ vào công thức sản xuất của từng nhà máy để từ đó chuẩn bị đủ lượng NPK cần cho sản xuất 1 tấn phân bón. Nếu sản xuất số lượng phân bón từ 20 đến 30 tấn trở lên thì cứ lấy khối lượng NPK của 1 tấn mà nhân lên cho đủ khối lượng NPK cần cho sản xuất.

      + Bước 3. Bổ sung hỗn hợp vi lượng.

    Căn cứ vào số lượng phân bón cần sản xuất mà chuẩn bị hỗn hợp vi lượng (2kg/tấn phân hữu cơ vi sinh)

      + Bước 4. Bổ sung vi sinh vật hữu ích.

    Căn cứ vào số lượng phân bón cần sản xuất mà chuẩn bị men VSV hữu ích. Theo quy trình công nghệ của Vạn Xuân.

      + Bước 5. Bổ sung Axit humic.  

    Căn cứ vào số lượng phân bón cần sản xuất mà chuẩn bị lượng Axit Humic. Theo quy trình công nghệ của Vạn Xuân.

      + Bước 6. Phối trộn đều bằng máy trộn chuyên dùng hoặc phối trộn thủ công.

      + Bước 7. Kiểm tra chất lượng phân bón sản xuất ra.

      + Bước 8. Đóng bao 10, 25, 50 kg/bao.

      + Bước 9. Chuyển vào kho chứa thành phẩm

      Bước 10. Bảo quản

Khi phân bón sản xuất ra phải được đưa vào kho chứa có mái che, có nền bằng xi măng, có tường bao quanh để bảo vệ.

Phân bón không được để trực tiếp trên sàn mà phải lót bạt hoặc kệ gỗ sau đó mới xếp phân bón lên trên để chống ẩm

+ Bước 11. Xuất kho

Khi xuất hàng ra khỏi kho phải xuất những lô phân bón sản xuất trước rồi mới đến những lô phân bón sản xuất sau.

Tránh lưu kho quá lâu đối với những lô phân bón đã được sản xuất từ trước.